Chả lụa bị nhớt có ăn được không? Là thắc mắc của rất nhiều khách hàng hiện nay. Một số trường hợp cho thấy rằng: khi chả lụa bị nhớt, người ta có xu hướng đi rửa bằng nước lọc hoặc nước sôi để loại bỏ phần nhớt trên bề mặt thực phẩm. Việc này làm đơn thuần đã để lại hậu quả khôn lường cho người ăn. Bởi lẽ, chả lụa bị nhớt là hiện tượng sớm nhất của ôi thiu và biến đổi chất bên trong sản phẩm. Để trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: Chả lụa bị nhớt có ăn được không? các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Chả Lụa Hai Lúa.
Chả lụa bị nhớt có ăn được không? Dấu hiệu ban đầu của thực phẩm hư hại
Chả lụa được làm từ thịt lợn nguyên chất, xay nhuyễn, nấu cùng với các loại gia vị cơ bản như: nước mắm, muối, hạt tiêu, bột năng,… sau đó bọc kín bằng lá chuối. Việc ủ kín như vậy giúp chả lụa nhanh chín, có độ thơm ngon nhất định, nhưng lại dẫn đến việc kín hơi và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu bạn sờ lên bề mặt giò chả mà thấy nó bị nhớt, hoặc có 1 lượng nhỏ nước tiết ra, thì chứng tỏ sản phẩm đó đã bị hư hỏng. Sử dụng thức ăn (thực phẩm) hư hỏng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa nhẹ và nặng, ngộ độc cấp tính đối với người có cơ địa nhạy cảm. Bên cạnh việc chả lụa bị nhớt, các biểu hiện sau cũng cho thấy sản phẩm của bạn đang bị hư hỏng:
- Chả lúc đầu ăn có độ dai giòn nhất định, nhưng sau một vài ngày bảo quản, chả bị bở và ăn cảm thấy không còn ngon nữa.
- Trên bề mặt miếng chả lụa có dấu hiệu mốc vàng hoặc xanh, khi này, tuyệt đối không nên ăn chả lụa.
- Khi ngửi, cảm thấy có mùi hôi khó chịu, giống mùi bị thiu và có cảm giác như thức ăn để rất lâu ngày.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho chả lụa bị ôi thiu, chẳng hạn như: không bọc lại và cất trữ trong tủ lạnh sau khi sử dụng giò chả, để giò chả bên ngoài trong nhiều ngày liền, quy trình làm giò chả có nhiều sai sót (chưa đúng kỹ thuật chế biến) khiến cho sản phẩm đầu ra nhanh chóng bị ôi thiu, thời gian sử dụng ngắn.
Chả lụa bị nhớt là dấu hiệu của việc ôi thiu, hư hỏng
Nguyên nhân kỹ thuật khiến cho chả lụa bị ôi thiu
Nguyên nhân kỹ thuật khiến cho giò chả bị hư hỏng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố làm nên giò chả. Đó là nguyên liệu, tay nghề, gia vị và máy móc thiết bị. Chúng ta phải tìm hiểu giò chả hư hỏng là do nguyên nhân nào, thì mới có cách khắc phục đúng đắn.
Giò chả xay xong bị khô
Nguyên nhân:
+ Nguyên liệu để quá lâu, độ đàn hồi kém, độ ẩm thấp
+ Thời gian làm lạnh chưa đủ lâu
+ Xay thời gian lâu, tốc độ quay của dao quá nhanh
Cách khắc phục:
+ Nếu nguyên liệu quá lớn, không thể làm hết xong thời gian ngắn. Hãy rải mỏng thịt ra mới bảo quản lạnh. Để đảm bảo thịt được làm lạnh đều.
+ Ứơp lạnh thịt 5 phút trước khi xay.
+ Xay đúng thời gian mà máy chỉ định (3-5 phút hoặc 2-4 phút). Chú ý tốc độ quay, nếu máy quay chậm thì xay lâu, sẽ dễ làm nóng và khô.
+ Trường hợp xay xong, thành phẩm bị khô. Trước hết hãy cho nó vào ngăn mát. Rồi trọn mẻ chả mới với mẻ cũ theo tỉ lệ 1 cũ : 5 mới.
Giò chả xay xong quá nhão (lỏng)
Nếu bạn đã làm đúng theo quy trình sử dụng củamáy xay giò chả 3kg, 5kg, 10kg, 20kg,… Mà khi xay xong, sản phẩm vẫn bị nhão, phần nước quá nhiều. Thì chắc chắn nguyên nhân là do thịt, nguyên liệu xay.
Nguyên nhân có thể là: thức ăn gia súc, các giết mổ, thịt non, thịt quá già, thịt của con vật bị bệnh, mới tiêm thuốc,…
Cách khắc phục: Nếu gặp phải tình huống này thì bạn buộc phải bỏ mẻ giò đó rồi. Tuyệt đối không trộn với mẻ xay khác, sẽ làm hỏng luôn cả mẻ đó. Hãy mua lại nguyên liệu khác và làm theo tuần tự như ban đầu nhé!
Giò chả chín bị bở
Khi hấp giò xong, bạn thấy giò bị bỡ, độ kết dính kém. Khi ăn miếng giò chả không mềm, mà rã rời ngay trong miệng.
Nguyên nhân
+ Nguyên liệu quá ít thịt mỡ. Xay mỡ quá lâu, thịt quá nhuyễn
+ Mua phải mỡ già, mỡ bụng, kém độ ẩm và dinh dưỡng.
+ Thời gian luộc, hấp giò quá lâu
Cách khắc phục:
+ Phần mỡ tươi không xay nát quá, xay nhanh. Chỉ xay vừa bằng hạt lựu là được
+ Dùng mỡ lưng, mỡ non, còn độ ẩm
+ Hấp, luộc khoảng 30-45 phút (đọc hướng dẫn cụ thể) không làm chín quá lâu
+ Cho chả giò vào ngăn mát để bảo quản, mỡ sẽ đông kết lại. Khi cắt ra sẽ hạn chế được tươm mỡ.
Cây giò chả có nhiều lỗ rỗng, nhanh hư hỏng
Nguyên nhân:
+ Không sử dụng chất bảo quản, muối hoặc dùng quá ít
+ Thời gian hoặc nhiệt độ làm chính chưa đủ. Hấp trong nồi quá chặt, quá khít. Trong quá trình hấp bị gián đoạn (mất điện, hết gas,..), nước chưa đủ sôi,…
Cách khắc phục:
+ Dùng sorbate – chất bảo quản theo tỉ lệ 2 gram/1 kg
+ Dùngtủ hấp giò chả, nồi luộc đủ lớn. Không xếp chồng chất quá nhiều
+ Đảm bảo đúng đủ thời gian yêu cầu
+ Đảm bảo nước sôi liên tục trong nồi, nếu xảy ra sự gián đoạn thì phải hấp bù khoảng thời gian đó.
Kỹ thuật làm giò chả cũng là nguyên nhân khiến cho sản phẩm nhanh bị ôi thiu
Các nguyên nhân khác khiến cho chả lụa nhanh bị thiu, bị chua, có mùi vị lạ
Nguyên nhân đến từ nhiều hướng
+ Nguyên liệu chưa sạch, kém vệ sinh
+ Vệ sinhmáy xay giò chả chưa sạch
+ Sử dụng quá ít chất bảo quản
+ Tẩm ướp, nêm nếm chưa đúng cách, đúng vị
+ Lá, bọc để gói có vấn đề
Cách khắc phục
+ Chú ý khâu chọn nguyên liệu, làm sạch, sơ chế kỹ càng.
+ Vệ sinh máy, cối xay cẩn thận sau mỗi lần sử dụng
+ Dùng chất bảo quản theo tỉ lệ cho phép
+ Làm sạch lá và bọc trước khi gói. Tốt nhất nên dùng lá chuối đã được làm chín để kéo dài tuổi thọ cho cây giò chả.
Trên đây là 4 tình huống cơ bản mà hầu hết gia đình, cơ sở sản xuất nào cũng gặp phải. Một số người đã vội vàng nhận định nguyên nhân là do máy xay giò chả kém chất lượng.Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn dẫn đến việc chả lụa bị nhanh hư hỏng. Việc bảo quản không đúng cách của người tiêu dùng cũng khiến cho giò chả nhanh ôi thiu, hư hại.
Bảo quả chả lụa đúng cách khiến cho sản phẩm luôn thơm ngon
Một số cách giữ chả lụa thơm ngon lâu hơn
Bảo quản bằng tủ lạnh
Cách tiện lợi nhất để bạn bảo quản tốt thức ăn, trong đó có chả lụa là bọc kín và để vào tủ lạnh. Với nhiệt độ thích hợp cho việc bảo quản, từ khoảng 5 – 8oC, tủ lạnh là nơi thích hợp nhất để bảo quản chả lụa của bạn tươi ngon lâu hơn đấy.
Trường hợp chả lụa đã được cắt một phần ra ăn, bạn cho vào hộp đựng thực phẩm có nắp đậy kín và lưu trữ trong tủ lạnh từ 1 – 2 ngày. Nhưng nếu là chả lụa còn nguyên, chưa cắt ra, bạn có thể để trực tiếp vào tủ lạnh, bảo quản từ 4 – 5 ngày. Nếu chả lụa mới làm, nguyên liệu tươi ngon hoàn toàn có thể để được đến 7 ngày.
Nhưng không có hộp thì bảo quản chả lụa như thế nào? Bạn cũng có thể tận dụng màng bọc thực phẩm để tránh chả lụa bị khô khi để trong tủ lạnh nhé. Phương pháp này vừa an toàn, lại rất tiện lợi khi hâm nóng, bảo quản.
Giữ chả lụa ngon lâu bằng đá lạnh
Đây đều là những thắc mắc vô cùng phổ biến. Nếu không có tủ lạnh, hoặc trường hợp tủ lạnh nhà bạn đã chất đầy đồ và không còn khoảng trống, hãy tận dụng thùng giữ nhiệt hoặc thùng xốp để bảo quản chả lụa nhé.
Chỉ cần cho vào thùng xốp/thùng giữ nhiệt một lượng đá lạnh thích hợp, đặt lên trên một chiếc khăn sạch và bắt đầu cất trữ thức ăn vào là bạn đã có ngay chiếc tủ lạnh mini tiện lợi rồi đấy.
Khi bảo quản chả lụa bằng thùng đá, bạn nên chú ý đổ nước đá tan ra ngoài, thay đá mới thường xuyên để thực phẩm luôn được trữ lạnh, tránh hư, hỏng cũng, tươi ngon nhất nhé.
Bảo quản nhiệt độ phòng
Thực tế cho thấy, nhiệt độ một số vùng miền nước ta vào mùa đông giảm xuống nhiều, không khí lạnh hoặc mát mẻ là điều kiện bảo quản chả lụa rất tốt. Nếu bạn lo lắng chả lụa bị nhớt có ăn được không, hãy bảo quản tốt để chả lụa được tươi ngon lâu hơn, giảm khả năng hư, hỏng, bị nhớt.
Khi thời tiết mát mẻ, bạn hoàn toàn có thể để chả lụa mới ở nhiệt độ phòng để bảo quản trong 1 – 2 ngày, thậm chí có thể lâu hơn, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết thực tế.
Tuy nhiên, hạn chế của cách này là chỉ áp dụng được với chả lụa còn nguyên, chưa bị cắt. Vì vậy, nếu đã cắt chả lụa, bạn nên sử dụng trong ngày để đảm bảo dinh dưỡng, tránh thức ăn bị biến chất gây ngộ độc.
Một số lưu ý khi bảo quản chả lụa
Không phải bạn bảo quản bằng cách nào, chả lụa cũng thơm ngon và giữ được dinh dưỡng như mong muốn. Vì thế, những lưu ý sau sẽ giúp bạn hạn chế những khiếm khuyết khi bảo quản chả lụa, giúp mâm cơm gia đình thêm phong phú, thơm ngon hơn.
- Khi bảo quản chả lụa dưới ngăn mát tủ lạnh, cần bọc kín cây chả lụa. Cách hiệu quả nhất là bọc lại bằng màng bọc thực phẩm rồi để vào hộp kín mới cho vào tủ lạnh.
- Nếu chọn cách bảo quản chả lụa trong ngăn đông, mỗi lần muốn ăn, bạn cần rã đông chả lụa từ từ ở nhiệt độ thường. Tốt nhất là rã đông nguyên cây chả lụa, sau đó mới cắt ra.
- Không nên để chả lụa quá lâu trong tủ lạnh, tối đa 6 ngày với tủ mát và 20 ngày đối với tủ đông.
- Khi muốn bảo quản chả lụa đã cắt, bạn nên giữ lại lớp lá chuối bên ngoài, bọc kín lại đầu đã cắt và bảo quản nhiều nhất 1 – 2 ngày vì khi này, chả lụa dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Khi nhận thấy chả lụa xuất hiện dấu hiệu lạ như bị nhớt, có mùi lạ,… không nên cố gắng xử lý mà nên bỏ đi.
Tóm lại, trả lời cho thắc mắc chả lụa bị nhớt có ăn được không theo các chuyên gia dinh dưỡng, không nên ăn chả lụa đã có dấu hiệu chảy nhớt, mùi hôi, đổi màu,… vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là hệ tiêu hóa.
Trả lời